Khảo cổ học Em-mau

Phần mộ cổ và tranh ghép

Các công trình khai quật khảo cổ đã được tiến hành tại Em-mau từ cuối thế kỉ thứ XIX là: Clermont-Ganneau (1874), J.-B. Guillemot (1883-1887), các tu sĩ dòng Đa-minh L.-H. Vincent và F.-M. Abel (1924-1930),[5], M. Gichon (1978)[6], M. Louhivuori, M. Piccirillo, V. Michel, K.-H. Fleckenstein(từ năm 1994).

Trong khi đào xới trên khu công viên Canada (Ai-a-lon) các chuyên gia đã tìm thấy các tàn tích công sự của Em-mau thời Hat-môn, các ngôi mộ cổ Do Thái thời thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, khu nhà tắm la-mã của thế kỷ thứ III sau CN, các đường dẫn nước la -mã by-zăng-tinh, các máy ép dầu và các ngôi mộ. Trên phần đất thánh Em-mau người ta còn tìm thấy các ngôi mộ Do Thái thế kỷ thứ nhất sau CN, máy ép dầu ô–liu và các ngôi mộ kiểu La–mã By-zăng-tinh, nhiều vật dụng cùng thời như đèn dầu, chén bát, nữ trang… phía ngoài thánh đường By-zăng-tinh được thiết kế thành ba hậu cung, chiếc chậu dùng cho việc rửa tội phía ngoài và các tranh ghép mảnh đa màu được tách ra, đồng thời còn có các bức tường của nhà thờ do Viễn chinh thập tự xây dựng vào thế kỷ thứ XII, tựa vào gian chính phía sau của nhà thờ By-zăng-tinh. Chung quanh Em-mau còn có các câu khắc trên đá bằng tiếng Do Thái, Sa–ma–ri-a, Hi-lạp và La-tinh đã được tìm thấy.